Người cầu toàn thường rơi vào trạng thái lo âu về bất cứ điều gì dù nhỏ nhất, và thường cảm thấy không hạnh phúc. Dưới đây là 6 Nhược điểm của những người Quá Cầu Toàn


“Người cầu toàn là những người mà sở hữu những con quỷ ở trong chính bản thân họ.” – Jack Kirby

“Người cầu toàn khác nhau trong những hành vi của họ: một số người cố gắng che dấu sự không hoàn hảo của họ; những người khác lại cố gắng tạo ra một hình ảnh của sự hoàn hảo.” – Flett, Đại học York

Chủ nghĩa cầu toàn – nó có thực sự toàn là điều tốt đẹp hay là tồn tại nhiều nhược điểm?

Nếu nhìn ở bề mặt thì việc trở thành một người cầu toàn có vẻ như là một ước muốn của nhiều người. Rất nhiều vận động viên thể thao nổi tiếng và tài năng, diễn viên, ca sĩ và những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tự nhận mình là người cầu toàn.

Trên tất cả, một người cầu toàn thì đồng nghĩa với hình ảnh là một người đạt được nhiều thành công. Bạn luôn luôn hướng tầm nhìn của mình tới những mục tiêu, hướng cuộc đời bạn vào một sự rực rỡ của rất nhiều thành tích.

Bạn đẩy bản thân mình tới những điều tốt đẹp nhất mà mình có thể làm và hé lộ những khả năng tiềm ẩn mà trước đây bạn chưa khai thác tới, cái mà không có ai biết nó có tồn tại. Bạn đạt được những mục tiêu mà những người khác nghĩ rằng điều đó là không thể. Bạn dường như không có giới hạn về sức mạnh và động lực để tiến lên phía trước, bền bỉ bất chấp những nghịch cảnh. Bạn có một con mắt sắc bén đến từng chi tiết đến nỗi không một lỗi lầm nào có thể lọt qua. Sự hiện diện của bạn đảm bảo rằng mọi thứ sẽ hoàn thành theo cách mà chúng nên hoàn thành, và thậm chí còn tốt hơn. Bạn là nguồn cảm hứng cho mọi người xung quanh mình và mọi ý tưởng đều có thể trở thành hiện thực. Không một ai bằng trực giác có thể nhận ra bất kỳ nhược điểm nào của chủ nghĩa cầu toàn.

Nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn

Chủ nghĩa cầu toàn có hai dạng – một dạng lành mạnh, và một dạng là do rối loạn thần kinh. Một người cầu toàn kiểu lành mạnh là người tích cực và cho phép những ý tưởng và tầm nhìn điều khiển họ tiến về phía trước. Người cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh là một người cực đoan, thường thái quá và lý tưởng hóa tầm nhìn và để cho tầm nhìn đó chế ngự lấy bản thân anh ta (hoặc cô ta). Nhiều người cầu toàn là thuộc dạng thứ hai này.

Nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn chính là kết quả của dạng cầu toàn rối loạn thần kinh. Chủ nghĩa cầu toàn dạng rối loạn thần kinh là một hình thức của chứng tự ám ảnh rối loạn nhân cách (obsessive-compulsive personality disorder – OCPD) kết hợp cùng với nhiều cảm xúc, tâm lý và các vấn đề giữa con người với nhau. Là một người cầu toàn dạng rối loạn thần kinh, bạn có thể nghĩ rằng mình đang trở nên tốt nhất trong cuộc sống. Nhưng thực ra, chủ nghĩa cầu toàn ngăn cản bạn trở nên tốt nhất mà bạn có thể. Sự lý tưởng hóa theo một tầm nhìn hoàn hảo nào đó và tiếp tục bị ám ảnh hướng tới cái tầm nhìn đó sẽ giới hạn khả năng thực sự của bạn.

Dưới đây là danh sách 6 nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn. Khi bạn đọc qua danh sách này, hãy thử xem liệu có bất kỳ điểm nào dưới đây ứng với bạn hay không nhé!

1. Hiệu suất làm việc thấp
Việc trở thành một người cầu toàn sẽ làm cản trở hiệu suất và khả năng làm việc của bạn. Theo nguyên lý 80-20 thì 80% thành quả của bạn là kết quả của 20% nỗ lực bạn dành cho nó. 20% còn lại là kết quả của việc bạn dùng 80% nỗ lực của mình. Bạn dùng quá nhiều thời gian quan tâm đến các tiểu tiết và chỉ nhận được 20% kết quả công việc, đáng lẽ bạn có thể làm việc hiệu quả hơn bằng cách chuyển sang một công việc khác.

Tại cùng thời điểm, tính tỉ mỉ của bạn đến từng tiểu tiết biến bạn thành một người ham công tiếc việc, bạn hy sinh cả sự nghỉ ngơi của bản thân và giao tiếp xã hội để dành cho công việc, điều đó khiến bạn thậm chí còn ít hiệu quả hơn trong kết quả nhận được. Thay vì mài sắc lưỡi cưa để cho phép bạn có thể cắt nhiều gỗ hơn trong tương lai, bạn lại đẩy nó tới sự hoạt động nhiều nhất có thể. Nó sẽ trở nên bị cùn và kém hiệu quả trong một chuyến hành trình dài.

2. Chần chừ
Một trong những nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn trớ trêu thay đó là, sự chần chừ. Bạn đã từng có lúc nào cố tình trì hoãn làm việc gì đó bởi vì bạn đang chờ đợi để tìm một giải pháp tốt nhất, đúng thời điểm và đúng ngữ cảnh trước khi bắt tay thực hiện nó hay chưa?

Là một người cầu toàn, bạn thường khiến cho công việc trở nên quá phức tạp và làm cho nó dường như trở nên nghiêm trọng hơn so với thực tế.

3. Tật “cận thị” (thiếu tầm nhìn)
Vì bạn chỉ quan tâm đến những vấn đề tiểu tiết, bạn sẽ để lỡ mất bức tranh lớn và toàn bộ kế hoạch. Bạn quá bận rộn để lo cắt tỉa một cái cây riêng biệt nào đó mà quên nhận ra rằng mình có một vai trò lớn và quan trọng hơn nhiều đó là giám sát toàn bộ hệ sinh thái. Tật cận thị của bạn ngăn cản bạn trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn thực sự, cái mà bạn đã khóa kín trong bản thân mình. Bạn quá bận rộn và sử dụng quá mức bán cầu não trái mà thay vì nên ưu tiên cho bán cầu não phải để sáng tạo thì hơn.

Nếu bạn là một người quản lý, bạn có thể nhận ra rằng mình là một ‘micro-manager’ (tức là người quản lý chỉ toàn để ý đến các việc nhỏ nhặt và tiểu tiết) thay vì là một nhà lãnh đạo thực thụ. Bạn cũng phát triển một khuynh hướng là chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng thay vì tập trung vào cả quá trình. Ví dụ, bạn đánh giá cao ngày cưới hơn là cả quá trình diễn ra mối quan hệ yêu đương. Bạn xem trọng ngày tốt nghiệp hơn là cả quãng thời gian học tại trường. Bạn chỉ quan tâm đến việc được thăng chức hơn là toàn bộ chiều dài sự nghiệp của bạn.

Hãy nhận ra rằng quá trình bạn làm để đạt được mục tiêu thì thực sự là quãng thời gian dài nhất trong chuyến hành trình của bạn. Cái kết quả cuối cùng thì chỉ là một điểm, chỉ là một ngày khi mà bạn đạt được mục tiêu mà thôi.

4. Ngăn cản sự phát triển
Một nhược điểm trớ trêu khác của chủ nghĩa cầu toàn chính là nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Là một người cầu toàn, bạn có xu hướng bị mắc kẹt trong một tập hợp những thứ được hoàn thành theo một cách rập khuôn nào đó, cái mà bạn cho là tốt nhất. Hướng tiếp cận của bạn là hoặc là tất cả hoặc là không là gì cả, nghĩa là bạn cố tránh những tình huống mà mình không thể kiểm soát được.

Bởi không mở rộng bản thân đến những ngữ cảnh khác, bạn cướp lấy của chính bản thân mình tất cả những cơ hội để phát triển. Nắm lấy tất cả những sự khác biệt là chìa khóa để phát triển, đơn giản là bởi vì nó sẽ dẫn bạn tới rất nhiều những ý tưởng mới và những tình huống bạn có thể học hỏi từ đó. Vì bạn đóng chặt bản thân mình tới một phong cách và hướng tiếp cận nhất định, nó sẽ không cho phép bạn nhận thêm những điều mới mẻ để xử lý và nó không cho phép bạn học thêm qua những cơ hội mới. Bạn đã biết tất cả mọi thứ trong đầu; cái bạn cần là mở rộng bản thân mình tới những điều mà bạn chưa biết hơn là việc làm méo mó bản thân mình trong việc theo đuổi sự phát triển của bạn.

5. Sức khỏe kém và không hạnh phúc
Có sức khỏe tinh thần và thể chất kém đó là một nhược điểm dễ nhận thấy của người cầu toàn. Sức khỏe của bạn bị suy sụp bởi vì bạn bỏ bê trong việc chăm sóc bản thân và bạn luôn luôn dễ bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực (dù cho bạn có nhận ra điều này hay không). Bạn hy sinh giấc ngủ và sự nghỉ ngơi vì danh nghĩa công việc. Bạn chịu đựng gánh nặng trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra – bạn luôn luôn bao trùm bản thân mình trong một trạng thái lo lắng và bồn chồn về những kết quả và những thứ có thể trở nên không được như mong muốn.

Khi mọi thứ không được như bạn mong muốn, bản cảm thấy đau khổ và dằn vặt bản thân. Bạn bắt đầu chỉ trích bản thân đến từng tiểu tiết của sai lầm. Bạn tự cuốn mình vào một cơn lốc xoáy của những tự vấn, tự đánh giá thấp bản thân và bị ám ảnh về việc làm sao để nhận ra những ‘lỗi lầm’ của mình và thậm chỉ để cách ly bản thân ra khỏi chúng. Bạn có thể thậm chí chìm đắm vào một trạng thái trầm cảm và không hạnh phúc.

Khi mọi thứ không trở nên sai, thì bạn lại đào xới và xem xét kết quả tới những điều mà vẫn chưa đạt được, bởi vì nó thì luôn luôn có thể đạt kết quả tốt hơn. Trong cả hai trường hợp này, bạn dường như chẳng thắng lợi một chút gì cả. Đây là lý do tại sao mà một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cầu toàn thì luôn có xu hướng bị căng thẳng, luôn lo lắng, bị trầm cảm hoặc thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì họ có thể tự tử.

6. Có nhiều vấn đề trong các mối quan hệ xã hội
Bởi theo lẽ tự nhiên thì vì những điều kể trên bạn sẽ xa lánh những người xung quanh mình. Sự cứng nhắc và thiếu mềm dẻo của bạn đã khiến họ tránh xa. Họ nhận thấy rất khó để có thể giao tiếp cùng với bạn bởi vì bạn luôn cảnh giác đề phòng và bạn không hạ bức tường bảo vệ quanh mình xuống. Chính sự lý tưởng hóa không thực tế của bạn là kết quả của sự không hài lòng trong các mối quan hệ của bạn với những người khác và dẫn đến hậu quả là đổ vỡ mối quan hệ cùng với họ – đồng nghiệp, người cùng địa vị xã hội, bạn bè, đối tác, gia đình, con cái.

Chủ nghĩa cầu toàn đã giới hạn bản thân tôi như thế nào
Trước đây tôi cũng từng trải qua giai đoạn là người quá cầu toàn, tôi quan sát thấy rất nhiều điều. Những thứ này thì rõ ràng là nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn.

Năng suất và hiệu quả
Chủ nghĩa cầu toàn đứng chắn trên con đường của tôi để có thể làm việc hiệu quả hơn. Tôi đã đầu tư quá nhiều thời gian vào những điều nhỏ nhặt và dường như chúng không đóng một vai trò gì trong một kế hoạch lớn hơn, thay vì đó đáng lẽ ra tôi nên tập trung vào những điều quan trọng hơn.

Điều này chỉ trở nên dễ nhận thấy khi tôi bắt đầu đi làm. Khi tôi còn đi học thì tôi có thể khá thoải mái trong việc kiểm soát mọi thứ theo đúng như mình mong muốn, nhưng tại công việc thì vì độ lớn và phức tạp của những dự án quá khổng lồ đã khiến cho sức người như tôi không thể kham nổi việc kiểm soát tất cả mọi thứ tới được kết quả hoàn hảo. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để làm việc trễ giờ, làm việc thêm vào cả dịp cuối tuần và dường như công việc thì cứ kéo dài như không có hồi kết vậy. Và kết quả là tôi đã không chịu đựng nổi.

Sức khỏe về mặt tinh thần
Tôi cũng đã vô cùng nghiêm khắc với chính bản thân mình đối với bất kỳ sai lầm hay những thứ khác. Trong suy nghĩ của tôi, luôn luôn có một kịch bản hoàn hảo cho mọi thứ. Nếu là một buổi thuyết trình, bài kiểm tra, kỳ thi, v.v… khi mà kết quả không được như là mong đợi của mình, thì tôi sẽ luôn ám ảnh và dằn vặt bản thân trong một thời gian dài và luôn luôn tự chỉ trích đay nghiến bản thân mình vì điều đó. Nếu mọi thứ trở nên đúng, tôi cũng luôn nghĩ về việc làm thế nào để cho nó có thể trở nên tốt hơn. Tôi thường xuyên quên mất về những thành quả mà mình đã đạt được trước đây bởi tôi cho rằng nó đã là quá khứ và không còn liên quan gì nữa – tôi luôn luôn nhìn về phía trước và tìm cách làm thế nào để có thể trở nên tốt hơn.

Các mối quan hệ
Về các mối quan hệ xã hội, tôi nhận thấy rằng mình không chủ tâm xa lánh những người xung quanh. Bởi việc trở nên độc đoán, cứng nhắc và thiếu mềm dẻo, tôi đã phát triển những “gai nhọn” xung quanh mình khiến mọi người cảm thấy sợ hãi. Tôi đã núp trong tháp ngà của chính mình và che giấu cảm xúc tới những người xung quanh. Trong thâm tâm thì tôi không chủ ý như vậy, tôi luôn luôn cố gắng giữ những mối quan hệ với mọi người bởi vì tôi biết rằng nó quan trọng hơn những thành công về vật chất rất nhiều.

Tôi đã bắt đầu thay đổi bản thân mình, về điều này thì bạn sẽ nhận thấy trong phần cuối của loạt bài viết này. Trong phần cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận về cách làm thế nào để bạn có thể nhận ra và vượt qua những nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn và chuyển nó thành yếu tố có lợi.

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © TƯ DUY TÍCH CỰC | SỐNG TÍCH CỰC | POSITIVELY POSITIVE - Sống Tích Cực