CÔNG THỨC CUỘC ĐỜI

" Gieo suy nghĩ, gặt hành động;
Gieo hành động, gặt thói quen;
Gieo thói quen, gặt tính cách;
Gieo tính cách, gặt số phận. "
Samuel Smiles
Được tạo bởi Blogger.

Cẩm nang tập Gym dành cho nữ, người mới bắt đầu tập Gym

Cẩm nang tập Gym dành cho nữ, người mới bắt đầu tập Gym cùng những điều bạn cần biết để có một thân hình sexy mơ ước.

Mối quan ngại chính của các bạn gái khi đến với tập tạ là "tôi không muốn nhìn to và cơ bắp". Chúng tôi xin khẳng định với bạn rằng "bạn sẽ không trở lên thế". Hormone testosterone đóng vai trò khiến trọng lượng cơ tăng to khi nam giới cử tạ. Mức testosterone của nữ chỉ bằng một phần của nam.

Lượng testosterone của nam là khoảng 200-1200ng/dl trong khi đó nữ chỉ khoảng 15-70ng/dl. Bạn thấy đấy trung bình lượng testosterone ở nam nhiều gấp 16.5 lần.

Rõ ràng là nữ giới không có hormone hỗ trợ, để đạt lượng cơ bắp như nam. Do đó, mối lo sợ cơ bắp giống như Arnold là hoàn toàn vô lý.

Bây giờ bạn có thể nói rằng: Tôi nhìn thấy vài nữ VDV thể hình rất cơ bắp và giống như nam. Nguyên nhân thực sự là do họ dùng thuốc tăng testosterone hay một số loại anabolic steroids khác.

Khi nữ dùng steroids họ có thể có những triệu chứng như lông mặt, ngực tăng, cơ tăng, giọng nói biến đổi, và một số ảnh hưởng khác.

Điểm này để nói rằng, trừ khi bạn dùng thuốc, bạn sẽ không trở lên to và cơ bắp do nâng tạ. Nó không có nghĩa là bạn sẽ không tăng cơ. Nhưng bạn sẽ không tăng cơ giống như nam. Thay vào đó bạn sẽ trở lên cân đối, săn chắc và có một thân hình nảy nở với những đường cong rõ nét.

Nghiên cứu cho thấy nam và nữ không cần tập luyện khác nhau. Nếu bạn là nữ và muốn tăng cơ để cải thiện thân hình, đường cong, bạn cần nâng tạ nặng.

Điều này tuy đúng nhưng nếu bạn muốn giảm vòng mông, vòng đùi, vòng bụng quá khổ, bạn cần kết hợp với một chế độ ăn kiêng hợp lý để giảm lượng mỡ dư thừa đó đi. Nếu ăn quá dư thừa, mỡ có thể tăng lên và hấp thụ vào cơ thể nhìn còn to hơn trước.

Điều này có nghĩa là thay vì nâng tạ nhẹ rất nhiều lần giống như báo chí vẫn nói, bạn cần nâng tạ nặng và thách thức với chính mình. Mặc dù các hiệp với số lần cao (15-20 lần) có lợi ích, nhưng nó không phải là tối ưu để tăng cơ. Đây là miêu tả sơ lược về số lần trên hiệp:

1-5 lần dành cho sức mạnh
6-12 lần dành cho tăng cơ
12+ dành cho rèn sức dẻo dai

Miêu tả trên chỉ là bề ngoài. Vì nó còn tùy theo trường hợp và thích ứng. Ví dụ một số người có thể tăng cơ với 1-5 lần/hiệp hay 12+ lần/hiệp. Nhưng nó chỉ ra cho bạn trọng lượng tạ mà bạn cần nâng. Trọng lượng tạ mà bạn chọn nên ở mức khiến bạn có thể nâng được trên 6 lần, và không nâng được trên 12 lần.

Nam giới và nữ giới không cần tập luyện khác đi để đạt được kết quả, vậy chế độ dinh dưỡng thì sao? Nữ giới có nên ăn khác với nam giới hay không? Không hẳn. Trao đổi chất trong nam và nữ là tương đương, ngoại trừ tỉ lệ đốt fat/carb của nữ cao hơn nam. Điều này là một trong các nguyên nhân mà nữ giới thành công hơn với phương pháp low carb.

Điều quan trọng chính là cần điều chỉnh tổng lượng calo nạp vào. Nữ cần ít calo hơn nam vì nam có nhiều cơ và ít mỡ hơn nữ (cùng cân nặng). Lượng protein, carb và fat tùy theo lượng calo mà một người ăn.

Chúng tôi đã chỉ ra rằng nữ không cần tập luyện hay ăn kiêng khác với nam. Vậy tại sao khi ra gym bạn lại thấy nữ chủ yếu tập cardio và nâng tạ đôi nhẹ nhiều lần? Điều này là do quan niệm sai lầm phát sinh ra từ báo chí về việc nữ nên tập thế nào.

Còn về ăn kiêng thì sao? Một trong những bữa ăn được khuyên dùng cho nữ là yogurt và chuối. Không có vấn đề gì sai với việc ăn chuối và yogurt, nhưng protein và mỡ cơ bản sao không thấy?

Nếu bạn là nữ muốn tăng cơ, bạn cần ăn đủ lượng protein và fat cơ bản. Đã đến lúc bạn ngừng nghe giới báo chí và những nguồn tin sai trái kể cả từ huấn luyện viên của bạn. Đã đến lúc bạn thực hành theo khoa học và đạt được kết quả.

Trong bài này, chúng tôi sẽ đi lướt qua một số thông tin cơ bản về dinh dưỡng và tập luyện. Về những thông tin nâng cao, xin xem bài hay hỏi tại webthehinh. Nên nhớ, tập luyện, dinh dưỡng giữa nam và nữ là không khác biệt đáng kể. Bạn cần chỉnh lượng tạ, dinh dưỡng cho phù hợp với sức của bạn. Còn lại thì không có gì khác biệt đáng kể. Bạn sẽ không to cơ như nam, bạn sẽ săn chắc và tạo vòng eo rõ rệt hơn.

Ăn kiêng dành cho nữ: Gợi ý chung

Trước khi đi sâu vào phương pháp ăn kiêng dành cho nữ giới muốn giảm mỡ và tăng cơ, chúng tôi sẽ nói sơ qua một số kiến thức chung về dinh dưỡng.

Khống chế calo

Yếu tố quan trọng nhất trong ăn kiêng là calo vào vs calo ra. Tổng lượng calo sẽ quyết định bạn tăng hay giảm cân. Ăn quá nhiều calo dẫn đến tăng mỡ. Nhưng nếu ăn quá ít bạn sẽ không tăng cơ.

Thành phần dinh dưỡng

Trong khi tổng lượng calo là một yếu tố quan trọng trong dinh dưỡng, tỉ lệ protein/carb/fat có thể sẽ quyết định lượng cân bạn tăng là cơ hay mỡ.

Một chế độ ăn bao gồm 80% calo từ carb, 10% từ protein và 10% từ mỡ sẽ đưa đến kết quả khác với một bữa ăn kiêng 40% carb, 40% protein và 20% fat.

Đủ nước

Bạn nên uống đủ nước hàng ngày. Nên uống ít nhất là 8 cốc nước. Uống nước ngoài việc giúp bạn không thiếu nước nó còn giúp bạn có cảm giác no mà không cần tăng calo. Đôi khi người ta nhầm giữa khát nước và đói. Do đó, uống đủ nước sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều.

Thức ăn chất lượng

Chọn thức ăn tươi, chưa chế biến. Thức ăn đã chế biến thường có lượng muối, mỡ bão hòa, đường cao và không tốt cho bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy rằng đôi khi bạn có thể giảm béo chỉ bằng việc ăn uống ở nhà thay vì ăn uống ở bên ngoài.

Đủ protein

Để tăng cơ bạn cần đủ protein để tạo cơ mới. Bạn có lẽ không quen với việc ăn lượng protein cao, nhưng bạn sẽ thưởng thức nó khi đã quen.

Mỡ cơ bản

Mỡ cơ bản là cần thiết để chức năng cơ thể hoạt động. Ăn mỡ không đồng nghĩa với béo. Thực ra, mỡ cơ bản còn giúp cho đốt mỡ và giảm mỡ.

Vóc dáng: Bài tập nào giúp bạn tạo đường cong?

Điều bạn thường thấy là nữ chỉ tập cardio khi ở gym. Nếu họ có nâng tạ thì họ thường nâng tạ đôi 2.5kg và nhiều lần. Như chúng tôi đã đề cập, nữ cần nâng tạ nặng để tạo cơ, để tạo đường cong. Đường cong của bạn đến từ đâu? Nếu không có cơ liệu bạn có thấy đường cong rõ nét kể cả sau khi đã giảm cân hay không? Hay chỉ nhìn gầy gò ốm yếu?

Bây giờ tôi sẽ giới thiệu qua một số bài tập phối hợp hiệu quả và quan trọng nhất trong chương trình tập dưới đây:

1. Deadlifts (nhấc tạ): Là bài tập toàn thân, nó kích thích hầu như toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể như chân, mông, bụng, lưng, tay,…nghĩa là nó buộc phải có trong chương trình luyện tập của bạn.

2. Squats (gánh tạ): Quan trọng như deadlifts, đây có lẽ là bài tập hiệu quả nhất, nó rất thích hợp trong việc giúp bạn phát triển thân dưới, săn chắc mông, đùi.

3. Lunges: Thêm một bài tập tuyệt vời khác nhắm vào các nhóm cơ mông, đùi trước, đùi sau giúp tạo hình các đường cong gợi cảm.

4. Pull-ups (hít xà đơn): Bài tập này nhắm vào các nhóm cơ lưng, tay trước, tay sau. Đây là bài tập thực sự thách thức bởi ngay cả đối với phái mạnh, nhiều người cũng không thể hít xà nổi dù chỉ một cái duy nhất. Nhưng đừng lo, bạn có thể thực hiện bài Lat Pulldown (kéo cáp cơ xô) để thay thế, nó dễ hơn nhiều và chắc chắn bạn sẽ làm được.

5. Dips (hít xà kép): Thêm một bài tập khó khăn nhắm vào cơ ngực, vai, tay sau. Nếu không làm được bạn cũng không cần lo lắng, hãy dùng bài Bench Dips để thay thế​

Lưu ý:

- Cần cẩn thận tối đa tới kỹ thuật để tránh chấn thương, đặc biệt nếu dùng mức tạ nặng.


- Tôi khuyến cáo bạn nên nhờ một HLV chuyên nghiệp hoặc bạn tập cùng dày dặn kinh nghiệm để giám sát và hướng dẫn kỹ thuật, đặc biệt là các bài Deadlifts và Squats. Nếu bạn là người mới, hãy dùng thanh đòn không gắn tạ để luyện tập trước, quan sát kỹ thuật của mình qua gương (hoặc quay video lại) sau đó đánh giá và hoàn thiện dần. Đừng nhờ mấy tay mơ trên to dưới bé cùng phòng, bạn sẽ phải hối hận đấy.

Lưu ý cần cẩn thận tối đa tới kỹ thuật để tránh chấn thương, đặc biệt nếu dùng mức tạ nặng.

Chương trình tập 12 tuần

Như chúng tôi đã nói trước, bạn nữ cần nâng tạ nặng để có thể tăng cơ. Tạ năng sẽ không khiến nữ to như nam vì nữ chỉ sản sinh testosterone bằng một phần của nam. Nếu mục tiêu của bạn là tạo dáng tạo cơ, chương trình này chính là nhằm mục đích đó!

Trong chương trình 12 tuần, bạn giảm số lần hoàn thành và tăng lượng tạ dần lên. Số hiệp sẽ giữ nguyên nhưng số lần thay đổi.

Tuần 1-4

Trong tuần 1-4, bạn sẽ nâng 8-12 lần/hiệp. Điều này có nghĩa là bạn muốn hoàn thành ít nhất là 8 lần/hiệp nhưng không hơn 12 lần/hiệp.

Bạn không hoàn thành được 8 lần là do tạ quá nặng, bạn nên giảm trọng lượng. Nếu bạn có thể nâng được trên 12 lần, tạ của bạn quá nhẹ bạn nên tăng tạ lên. Thời gian nghỉ là 1 phút.

Thứ 2: Thân trên

Bench Press: 3 hiệp of 8-12 lần (nhấn vào đường link để xem video)
Bent Over Barbell Row: 3 hiệp of 8-12 lần
Dumbbell Shoulder Press: 3 hiệp of 8-12 lần
Skull Crushers: 3 hiệp of 8-12 lần
Barbell Curl: 3 hiệp of 8-12 lần

Thứ 3: Thân dưới​
Barbell Squat: 3 hiệp of 8-12 lần (không nên tập nếu là người mới và không có HLV tốt hướng dẫn)
Stiff-Legged Deadlift: 3 hiệp of 8-12 lần
Leg Extension: 3 hiệp of 8-12 lần
Lying Leg Curls: 3 hiệp of 8-12 lần
Standing Calf Raises: 3 hiệp of 8-12 lần
Lying Leg Raises: 3 hiệp of 10-15 lần
Exercise Ball Crunches: 3 hiệp of 10-15 lần

Thứ 5: Thân trên
Dips: 3 hiệp of 8-12 lần (không nên tập nếu là người mới và không có HLV tốt hướng dẫn)
Pullups: 3 hiệp of 8-12 lần (không nên tập nếu là người mới và không có HLV tốt hướng dẫn)
Lateral Raises: 3 hiệp of 8-12 lần
Triceps Pushdowns: 3 hiệp of 8-12 lần
Cable Curls: 3 hiệp of 8-12 lần

Thứ 6: Thân dưới
Deadlift: 3 hiệp of 8-12 lần (không nên tập nếu là người mới và không có HLV tốt hướng dẫn)
Leg Press: 3 hiệp of 8-12 lần
Dumbbell Lunges: 3 hiệp of 8-12 lần
Seated Calf Raises: 3 hiệp of 8-12 lần
Dumbbell Shrugs: 3 hiệp of 8-12 lần
Decline Crunches: 3 hiệp of 10-15 lần
Hyperextensions: 3 hiệp of 10-15 lần

Tuần 5-8

Trong tuần 5-8, bạn sẽ nâng 6-8 lần/hiệp. Điều này có nghĩa là bạn muốn hoàn thành ít nhất là 6 lần/hiệp nhưng không hơn 8 lần/hiệp.

Bạn không hoàn thành được 6 lần là do tạ quá nặng, bạn nên giảm trọng lượng. Nếu bạn có thể nâng được trên 8 lần, tạ của bạn quá nhẹ bạn nên tăng tạ lên. Thời gian nghỉ là khoảng 90 giây.

Các bài tập có số lần 10-15 lần/hiệp thì giữ nguyên số lần /hiệp (ví dụ Decline Crunches).

Tuần 9-12

Trong tuần 9-12, bạn sẽ nâng 4-6 lần/hiệp. Điều này có nghĩa là bạn muốn hoàn thành ít nhất là 4 lần/hiệp nhưng không hơn 6 lần/hiệp.

Bạn không hoàn thành được 4 lần là do tạ quá nặng, bạn nên giảm trọng lượng. Nếu bạn có thể nâng được trên 6 lần, tạ của bạn quá nhẹ bạn nên tăng tạ lên.

Các bài tập có số lần 10-15 lần/hiệp thì giữ nguyên số lần /hiệp (ví dụ Decline Crunches).

Tuần 9-12 sẽ đầy thách thức và tạo được kết quả tăng tiến.

Gợi ý về bài tập

1. Kỹ thuật đúng

Chúng tôi muốn nhấn mạnh là động tác đúng kỹ thuật là tối cần thiết.

2. Khởi động đúng cách

Bạn nên có 1-3 hiệp làm nóng người trước khi tập một nhóm cơ. Ví dụ, nếu bạn định tập bench press 30kg thì bạn nên làm một hiệp khởi động chỉ với tạ đòn và một hiệp khoảng 20kg trước khi tập 30kg.

3. Nghỉ nhưng đừng ngủ giữa các hiệp

Chúng tôi khuyên bạn nghỉ khoảng 60-120 giây giữa các hiệp. Mục tiêu là chỉ ở trong phòng tập gym khoảng 30-45 phút.

Lưu ý và cẩn thận các bài tập khó

Các bài tập nâng cao như: Deadlift, Squat, Hít xà, Dips, nếu bạn là người mới tập và không có HLV tốt hướng dẫn tôi khuyên bạn nên bạn nên bỏ các bài tập sau cho đến khi đã thuần thục để tránh chấn thương và quá sức.

- Luôn duy trì chuẩn form, giữ cơ thể ổn định trong suốt hiệp tập. Nếu mất form tức là tạ quá nặng, bạn cần giảm khối lượng tạ.

- Khởi động: Bạn cần 1-3 hiệp khởi động làm ấm nhóm cơ với mức tạ từ 50-75% mức tạ của hiệp chính. Mỗi nhóm cơ chỉ khởi động 1 lần trong một buổi tập.

- Nghỉ giữa hiệp: Như đã ghi cụ thể thời gian nghỉ giữa các hiệp ở trên là từ 60-120s. Lúc này, cơ thể bạn sẽ có thời gian để hồi phục lại lượng ATP vừa mất đi (ATP sẽ nói thêm ở dưới). Nếu nghỉ quá lâu sẽ mất sự liền mạch dẫn đến giảm hiệu quả của bài tập. Nên nhớ là thời gian luyện tập của bạn trong phòng gym chỉ nên từ 30-45 phút. Vì thế hãy tập trung vào bài tập, đừng mải mê buôn dưa chuột, bạn có thể làm việc đó sau khi kết thúc buổi tập nếu muốn.​

Nếu bỏ lỡ một buổi tập thì sao?

Nếu bạn quá bận rộn vào một ngày nào đó và bỏ lỡ buổi tập thì cũng đừng quá lo lắng, đây không phải là vấn đè lớn. Hãy quay trở lại lịch tập vào ngày hôm sau. Ví dụ bạn lỡ mất buổi tập của thứ 3, hãy thực hiện nó vào ngày thứ 4 và tiếp tục thực hiện lịch tập như thông thường.

Lưu ý: Những khu vực dường như không chịu giảm mỡ thì thế nào?

Hầu hết chị em đều có những khu vực “cứng đầu” mà cơ thể tích rất nhiều mỡ và rất khó giảm. Điểm đầu trong số đó là mông và đùi, đôi khi là tay sau và eo. Sau thời gian ăn kiêng để giảm béo, những khu vực vừa nêu trên dường như là những “pháo đài” cuối cùng còn tồn giữ mỡ thừa. Nếu bạn không nghiêm khắc với chế độ ăn thì có lẽ bạn sẽ mãi không đạt được mục tiêu của mình là có một cơ thể săn chắc đầy quyễn rũ. Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của chúng đơn giản là ở đó có số lượng các thụ thể ngăn chặn quá trình đốt mỡ nhiều hơn số lượng thụ thể làm tăng quá trình đốt mỡ. Ở nam giới, những khu vực này là bụng dưới và eo trong khi ở nữ giới là mông và đùi.

(Phần này của bài viết gốc nói sâu 1 chút về chất béo trung tính, phân giải lipid thành 3 axit béo, vận chuyển và oxy hóa chúng, tôi bỏ qua không dịch, bạn nào qua tâm có thể đọc ở link gốc cung cấp cuối bài)​

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng NE/E (tôi cũng không biết nó là gì nữa :p) kích hoạt các thụ thể thúc đẩy quá trình phân giải lipid (phân hủy chất béo) và NE/E được bài tiết khi chúng ra thực hiện các bài vận động. Ngoài ra trong quá trình tập các bài cardio, việc sử dụng chất béo được tăng cường trong khi lượng carbohydrate được sử dụng lại giảm. Vì thế để tối đa hóa quá trình đốt chất béo, chúng ra cần thực hiện các bài cardio cường độ cao trong một khoảng thời gian dài. Vấn đề ở đây là con người không thể duy trì bài cardio cường độ cao trong 1 thời gian dài được.

Chương trình cardio giúp tối đa hóa quá trình đốt mỡ

Vậy làm cách nào để khắc phục được điều này khi ta muốn tối đa hóa quá trình đốt mỡ?​

Câu trả lời là kết hợp 15-30 phút bài tập Cardio cường độ thấp (LISS) ngay sau khi thực hiện 10-15 phút bài tập Cardio cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Nếu bạn chưa biết HIIT (High Intensity Interval Training – luyện tập cường độ cao trong một khoảng thời gian) thì có thể tìm thấy rất nhiều bài viết chi tiết trên diễn đàn. Ở đây tôi xin nói qua một chút. HIIT là phương pháp tập luyện luân phiên giữa vận động cường độ cao và cường độ thấp. Ví dụ: Ta chạy nước rút 100m, 100m tiếp theo sẽ đi bộ, sau đó lặp lại quá trình này. Người ta không thể chạy nước rút ở cường độ tối đa trong một thời gian dài do chạy nước rút và các hình thức cardio cường độ cao khác sử dụng các hệ thống năng lượng yếm khí, đặc biệt là hệ thống photphagen – hệ cung cấp năng lượng công suất lớn ngắn hạn.

Thông tin thêm:

Adenosine triphosphate (ATP) là phân tử mang năng lượng, được coi là nguồn năng lượng sinh học của sự sống. Chức năng của nó là vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng (cụ thể chúng ta quan tâm đến các tế bào cơ bắp). Khi thủy phân, ATP sẽ tạo ra ADP (Andenozin Diphotphat) và 1 nhóm photphat vô cơ đồng thời giải phóng 12Kcalo năng lượng tự do. Để tái tạo ATP có 3 hệ năng lượng làm việc: Hệ photphagen, hệ lactic, hệ oxy

Ở đây tôi sẽ nhắc lại 1 chút về hệ Photphagen (thực tế chúng ta đã được học trong chương trình phổ thông): Lượng ATP tiêu hao trong co cơ có thể tái tổng hợp nhờ vào creatine chứa trong cơ (creatine photphat) vì thế hệ năng lượng này còn có 1 tên gọi khác là ATP-CP.

Photphagen là hệ năng lượng cung cấp nhanh nhất cho cơ thể. Nó được sử dụng trong giai đoạn đầu của các hoạt động cơ bắp. Hệ photphagen có công suất lớn nhất, gấp 3 lần hệ lactic, gấp 4 lần hệ oxy. Do đó, hệ Photpahgen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động có công suất tối đa: chạy ngắn, ném, đẩy, nhảy … Việc cung cấp năng lượng bằng hệ này cực kì ngắn (không quá 12s) do đó đối với các hoạt động lâu hơn thì cần phải có sự tham gia của các hệ năng lượng khác.​

Sau khi vận động cường đồ cao như vậy, cơ thể con người cần có thời gian đề nghỉ ngơi và hồi phục (như sạc pin điện thoại vậy :)) Sau mỗi lần như vậy bạn đều cảm thấy rất mệt mỏi và sau khoảng 10 lần có lẽ bạn sẽ kiệt sức.

Dựa trên những thông tin đó, chúng ta xây dựng được chương trình cardio nhằm tối đá hóa quá trình đốt mỡ như sau:

  • 15s vận động cường độ tối đa, ngay sau đó thực hiện 45s cardio cường độ thấp.
  • Lặp lại quá trình trên 10-15 lần
  • Cuối cùng là 15-30 phút cardio cường độ thấp

Chương trình cardio trên có thể thực hiện trên máy chạy bộ, máy tập elip, xe đạp, chạy ngoài đường,…Tôi khuyến cáo bạn sử dụng máy tập elip vì nó có thể dễ dàng thay đổi tốc độ. Bạn nên thực hiện chương trình cardio này tách biệt với thời gian tập tạ, hãy tập vào các ngày nghỉ hoặc vào buổi khác trong ngày và thực hiện 2-4 lần/tuần.

Một số gợi ý về chia lịch tập tạ kết hợp cardio

Lịch #1
Thứ 2: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 3: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 4: Nghỉ
Thứ 5: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 6: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 7: Nghỉ
CN: Nghỉ

Lịch #2
Thứ 2: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 3: Nghỉ
Thứ 4: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 5: Nghỉ
Thứ 6: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
Thứ 7: Cardio (AM), Tập tạ (PM)
CN: Nghỉ

Lịch #3
Thứ 2: Tập tạ
Thứ 3: Tập tạ
Thứ 4: Cardio
Thứ 5: Tập tạ
Thứ 6: Tập tạ
Thứ 7: Cardio
CN: Nghỉ

Lịch #4
Thứ 2: Tập tạ
Thứ 3: Cardio
Thứ 4: Tập tạ
Thứ 5: Cardio
Thứ 6: Tập tạ
Thứ 7: Tập tạ
CN: Nghỉ


Việc xây dựng thực đơn là cái còn thiếu xót lớn nhất trong bài viết này cũng như các bài viết cùng chuyên mục. Bản thân tôi không đủ khả năng để đưa ra chỉ dẫn rõ ràng nên chỉ đưa ra lời khuyên là chị em hãy dựa vào công cụ tính calo và protein tự tính ra các con số của riêng mình, tra thành phần dinh dưỡng các thực phẩm sử dụng hàng ngày để tính một cách tương đối lượng calo của chúng. Từ thực tế đó xây dựng thực đơn phù hợp với bản thân mình nhất. Chúc chị em thành công!

Nguồn: webthehinh.com

Download sách SEO Master/ Internet Marketing cho người mới tìm hiểu

Link tải 3 ebook hữu ích cho người mới tìm hiểu về SEO, bán hàng Online và Internet Marketing: 

1. Ebook bán hàng trực tuyến (online): 
http://www.mediafire.com/download/uljpmpfteamd8wl/Ebook-4-buoc-ban-hang-truc-tuyen-thanh-cong.pdf

2. Ebook SEO Master: 
http://www.mediafire.com/download/muvgo4h9v442ha8/Ebook-SEO-Master-2014.pdf

3. Ebook Internet Marketing: 
http://www.mediafire.com/download/u7wwusr7yy7ho9d/Ebook-Internet-Coaching.pdf


Người Quá Cầu Toàn có chất lượng cuộc sống Kém

Người cầu toàn thường rơi vào trạng thái lo âu về bất cứ điều gì dù nhỏ nhất, và thường cảm thấy không hạnh phúc. Dưới đây là 6 Nhược điểm của những người Quá Cầu Toàn


“Người cầu toàn là những người mà sở hữu những con quỷ ở trong chính bản thân họ.” – Jack Kirby

“Người cầu toàn khác nhau trong những hành vi của họ: một số người cố gắng che dấu sự không hoàn hảo của họ; những người khác lại cố gắng tạo ra một hình ảnh của sự hoàn hảo.” – Flett, Đại học York

Chủ nghĩa cầu toàn – nó có thực sự toàn là điều tốt đẹp hay là tồn tại nhiều nhược điểm?

Nếu nhìn ở bề mặt thì việc trở thành một người cầu toàn có vẻ như là một ước muốn của nhiều người. Rất nhiều vận động viên thể thao nổi tiếng và tài năng, diễn viên, ca sĩ và những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tự nhận mình là người cầu toàn.

Trên tất cả, một người cầu toàn thì đồng nghĩa với hình ảnh là một người đạt được nhiều thành công. Bạn luôn luôn hướng tầm nhìn của mình tới những mục tiêu, hướng cuộc đời bạn vào một sự rực rỡ của rất nhiều thành tích.

Bạn đẩy bản thân mình tới những điều tốt đẹp nhất mà mình có thể làm và hé lộ những khả năng tiềm ẩn mà trước đây bạn chưa khai thác tới, cái mà không có ai biết nó có tồn tại. Bạn đạt được những mục tiêu mà những người khác nghĩ rằng điều đó là không thể. Bạn dường như không có giới hạn về sức mạnh và động lực để tiến lên phía trước, bền bỉ bất chấp những nghịch cảnh. Bạn có một con mắt sắc bén đến từng chi tiết đến nỗi không một lỗi lầm nào có thể lọt qua. Sự hiện diện của bạn đảm bảo rằng mọi thứ sẽ hoàn thành theo cách mà chúng nên hoàn thành, và thậm chí còn tốt hơn. Bạn là nguồn cảm hứng cho mọi người xung quanh mình và mọi ý tưởng đều có thể trở thành hiện thực. Không một ai bằng trực giác có thể nhận ra bất kỳ nhược điểm nào của chủ nghĩa cầu toàn.

Nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn

Chủ nghĩa cầu toàn có hai dạng – một dạng lành mạnh, và một dạng là do rối loạn thần kinh. Một người cầu toàn kiểu lành mạnh là người tích cực và cho phép những ý tưởng và tầm nhìn điều khiển họ tiến về phía trước. Người cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh là một người cực đoan, thường thái quá và lý tưởng hóa tầm nhìn và để cho tầm nhìn đó chế ngự lấy bản thân anh ta (hoặc cô ta). Nhiều người cầu toàn là thuộc dạng thứ hai này.

Nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn chính là kết quả của dạng cầu toàn rối loạn thần kinh. Chủ nghĩa cầu toàn dạng rối loạn thần kinh là một hình thức của chứng tự ám ảnh rối loạn nhân cách (obsessive-compulsive personality disorder – OCPD) kết hợp cùng với nhiều cảm xúc, tâm lý và các vấn đề giữa con người với nhau. Là một người cầu toàn dạng rối loạn thần kinh, bạn có thể nghĩ rằng mình đang trở nên tốt nhất trong cuộc sống. Nhưng thực ra, chủ nghĩa cầu toàn ngăn cản bạn trở nên tốt nhất mà bạn có thể. Sự lý tưởng hóa theo một tầm nhìn hoàn hảo nào đó và tiếp tục bị ám ảnh hướng tới cái tầm nhìn đó sẽ giới hạn khả năng thực sự của bạn.

Dưới đây là danh sách 6 nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn. Khi bạn đọc qua danh sách này, hãy thử xem liệu có bất kỳ điểm nào dưới đây ứng với bạn hay không nhé!

1. Hiệu suất làm việc thấp
Việc trở thành một người cầu toàn sẽ làm cản trở hiệu suất và khả năng làm việc của bạn. Theo nguyên lý 80-20 thì 80% thành quả của bạn là kết quả của 20% nỗ lực bạn dành cho nó. 20% còn lại là kết quả của việc bạn dùng 80% nỗ lực của mình. Bạn dùng quá nhiều thời gian quan tâm đến các tiểu tiết và chỉ nhận được 20% kết quả công việc, đáng lẽ bạn có thể làm việc hiệu quả hơn bằng cách chuyển sang một công việc khác.

Tại cùng thời điểm, tính tỉ mỉ của bạn đến từng tiểu tiết biến bạn thành một người ham công tiếc việc, bạn hy sinh cả sự nghỉ ngơi của bản thân và giao tiếp xã hội để dành cho công việc, điều đó khiến bạn thậm chí còn ít hiệu quả hơn trong kết quả nhận được. Thay vì mài sắc lưỡi cưa để cho phép bạn có thể cắt nhiều gỗ hơn trong tương lai, bạn lại đẩy nó tới sự hoạt động nhiều nhất có thể. Nó sẽ trở nên bị cùn và kém hiệu quả trong một chuyến hành trình dài.

2. Chần chừ
Một trong những nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn trớ trêu thay đó là, sự chần chừ. Bạn đã từng có lúc nào cố tình trì hoãn làm việc gì đó bởi vì bạn đang chờ đợi để tìm một giải pháp tốt nhất, đúng thời điểm và đúng ngữ cảnh trước khi bắt tay thực hiện nó hay chưa?

Là một người cầu toàn, bạn thường khiến cho công việc trở nên quá phức tạp và làm cho nó dường như trở nên nghiêm trọng hơn so với thực tế.

3. Tật “cận thị” (thiếu tầm nhìn)
Vì bạn chỉ quan tâm đến những vấn đề tiểu tiết, bạn sẽ để lỡ mất bức tranh lớn và toàn bộ kế hoạch. Bạn quá bận rộn để lo cắt tỉa một cái cây riêng biệt nào đó mà quên nhận ra rằng mình có một vai trò lớn và quan trọng hơn nhiều đó là giám sát toàn bộ hệ sinh thái. Tật cận thị của bạn ngăn cản bạn trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn thực sự, cái mà bạn đã khóa kín trong bản thân mình. Bạn quá bận rộn và sử dụng quá mức bán cầu não trái mà thay vì nên ưu tiên cho bán cầu não phải để sáng tạo thì hơn.

Nếu bạn là một người quản lý, bạn có thể nhận ra rằng mình là một ‘micro-manager’ (tức là người quản lý chỉ toàn để ý đến các việc nhỏ nhặt và tiểu tiết) thay vì là một nhà lãnh đạo thực thụ. Bạn cũng phát triển một khuynh hướng là chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng thay vì tập trung vào cả quá trình. Ví dụ, bạn đánh giá cao ngày cưới hơn là cả quá trình diễn ra mối quan hệ yêu đương. Bạn xem trọng ngày tốt nghiệp hơn là cả quãng thời gian học tại trường. Bạn chỉ quan tâm đến việc được thăng chức hơn là toàn bộ chiều dài sự nghiệp của bạn.

Hãy nhận ra rằng quá trình bạn làm để đạt được mục tiêu thì thực sự là quãng thời gian dài nhất trong chuyến hành trình của bạn. Cái kết quả cuối cùng thì chỉ là một điểm, chỉ là một ngày khi mà bạn đạt được mục tiêu mà thôi.

4. Ngăn cản sự phát triển
Một nhược điểm trớ trêu khác của chủ nghĩa cầu toàn chính là nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Là một người cầu toàn, bạn có xu hướng bị mắc kẹt trong một tập hợp những thứ được hoàn thành theo một cách rập khuôn nào đó, cái mà bạn cho là tốt nhất. Hướng tiếp cận của bạn là hoặc là tất cả hoặc là không là gì cả, nghĩa là bạn cố tránh những tình huống mà mình không thể kiểm soát được.

Bởi không mở rộng bản thân đến những ngữ cảnh khác, bạn cướp lấy của chính bản thân mình tất cả những cơ hội để phát triển. Nắm lấy tất cả những sự khác biệt là chìa khóa để phát triển, đơn giản là bởi vì nó sẽ dẫn bạn tới rất nhiều những ý tưởng mới và những tình huống bạn có thể học hỏi từ đó. Vì bạn đóng chặt bản thân mình tới một phong cách và hướng tiếp cận nhất định, nó sẽ không cho phép bạn nhận thêm những điều mới mẻ để xử lý và nó không cho phép bạn học thêm qua những cơ hội mới. Bạn đã biết tất cả mọi thứ trong đầu; cái bạn cần là mở rộng bản thân mình tới những điều mà bạn chưa biết hơn là việc làm méo mó bản thân mình trong việc theo đuổi sự phát triển của bạn.

5. Sức khỏe kém và không hạnh phúc
Có sức khỏe tinh thần và thể chất kém đó là một nhược điểm dễ nhận thấy của người cầu toàn. Sức khỏe của bạn bị suy sụp bởi vì bạn bỏ bê trong việc chăm sóc bản thân và bạn luôn luôn dễ bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực (dù cho bạn có nhận ra điều này hay không). Bạn hy sinh giấc ngủ và sự nghỉ ngơi vì danh nghĩa công việc. Bạn chịu đựng gánh nặng trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra – bạn luôn luôn bao trùm bản thân mình trong một trạng thái lo lắng và bồn chồn về những kết quả và những thứ có thể trở nên không được như mong muốn.

Khi mọi thứ không được như bạn mong muốn, bản cảm thấy đau khổ và dằn vặt bản thân. Bạn bắt đầu chỉ trích bản thân đến từng tiểu tiết của sai lầm. Bạn tự cuốn mình vào một cơn lốc xoáy của những tự vấn, tự đánh giá thấp bản thân và bị ám ảnh về việc làm sao để nhận ra những ‘lỗi lầm’ của mình và thậm chỉ để cách ly bản thân ra khỏi chúng. Bạn có thể thậm chí chìm đắm vào một trạng thái trầm cảm và không hạnh phúc.

Khi mọi thứ không trở nên sai, thì bạn lại đào xới và xem xét kết quả tới những điều mà vẫn chưa đạt được, bởi vì nó thì luôn luôn có thể đạt kết quả tốt hơn. Trong cả hai trường hợp này, bạn dường như chẳng thắng lợi một chút gì cả. Đây là lý do tại sao mà một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cầu toàn thì luôn có xu hướng bị căng thẳng, luôn lo lắng, bị trầm cảm hoặc thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì họ có thể tự tử.

6. Có nhiều vấn đề trong các mối quan hệ xã hội
Bởi theo lẽ tự nhiên thì vì những điều kể trên bạn sẽ xa lánh những người xung quanh mình. Sự cứng nhắc và thiếu mềm dẻo của bạn đã khiến họ tránh xa. Họ nhận thấy rất khó để có thể giao tiếp cùng với bạn bởi vì bạn luôn cảnh giác đề phòng và bạn không hạ bức tường bảo vệ quanh mình xuống. Chính sự lý tưởng hóa không thực tế của bạn là kết quả của sự không hài lòng trong các mối quan hệ của bạn với những người khác và dẫn đến hậu quả là đổ vỡ mối quan hệ cùng với họ – đồng nghiệp, người cùng địa vị xã hội, bạn bè, đối tác, gia đình, con cái.

Chủ nghĩa cầu toàn đã giới hạn bản thân tôi như thế nào
Trước đây tôi cũng từng trải qua giai đoạn là người quá cầu toàn, tôi quan sát thấy rất nhiều điều. Những thứ này thì rõ ràng là nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn.

Năng suất và hiệu quả
Chủ nghĩa cầu toàn đứng chắn trên con đường của tôi để có thể làm việc hiệu quả hơn. Tôi đã đầu tư quá nhiều thời gian vào những điều nhỏ nhặt và dường như chúng không đóng một vai trò gì trong một kế hoạch lớn hơn, thay vì đó đáng lẽ ra tôi nên tập trung vào những điều quan trọng hơn.

Điều này chỉ trở nên dễ nhận thấy khi tôi bắt đầu đi làm. Khi tôi còn đi học thì tôi có thể khá thoải mái trong việc kiểm soát mọi thứ theo đúng như mình mong muốn, nhưng tại công việc thì vì độ lớn và phức tạp của những dự án quá khổng lồ đã khiến cho sức người như tôi không thể kham nổi việc kiểm soát tất cả mọi thứ tới được kết quả hoàn hảo. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để làm việc trễ giờ, làm việc thêm vào cả dịp cuối tuần và dường như công việc thì cứ kéo dài như không có hồi kết vậy. Và kết quả là tôi đã không chịu đựng nổi.

Sức khỏe về mặt tinh thần
Tôi cũng đã vô cùng nghiêm khắc với chính bản thân mình đối với bất kỳ sai lầm hay những thứ khác. Trong suy nghĩ của tôi, luôn luôn có một kịch bản hoàn hảo cho mọi thứ. Nếu là một buổi thuyết trình, bài kiểm tra, kỳ thi, v.v… khi mà kết quả không được như là mong đợi của mình, thì tôi sẽ luôn ám ảnh và dằn vặt bản thân trong một thời gian dài và luôn luôn tự chỉ trích đay nghiến bản thân mình vì điều đó. Nếu mọi thứ trở nên đúng, tôi cũng luôn nghĩ về việc làm thế nào để cho nó có thể trở nên tốt hơn. Tôi thường xuyên quên mất về những thành quả mà mình đã đạt được trước đây bởi tôi cho rằng nó đã là quá khứ và không còn liên quan gì nữa – tôi luôn luôn nhìn về phía trước và tìm cách làm thế nào để có thể trở nên tốt hơn.

Các mối quan hệ
Về các mối quan hệ xã hội, tôi nhận thấy rằng mình không chủ tâm xa lánh những người xung quanh. Bởi việc trở nên độc đoán, cứng nhắc và thiếu mềm dẻo, tôi đã phát triển những “gai nhọn” xung quanh mình khiến mọi người cảm thấy sợ hãi. Tôi đã núp trong tháp ngà của chính mình và che giấu cảm xúc tới những người xung quanh. Trong thâm tâm thì tôi không chủ ý như vậy, tôi luôn luôn cố gắng giữ những mối quan hệ với mọi người bởi vì tôi biết rằng nó quan trọng hơn những thành công về vật chất rất nhiều.

Tôi đã bắt đầu thay đổi bản thân mình, về điều này thì bạn sẽ nhận thấy trong phần cuối của loạt bài viết này. Trong phần cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận về cách làm thế nào để bạn có thể nhận ra và vượt qua những nhược điểm của chủ nghĩa cầu toàn và chuyển nó thành yếu tố có lợi.

Bạn có phải là người Quá Cầu Toàn? Nhận biết qua 10 dấu hiệu sau

Bạn có thể nhận ra ngay một người cầu toàn ngay khi đang cách xa cả dặm, chỉ đơn giản bởi vì những biểu hiện cực đoan thì luôn bộc lộ ra ngoài. Sau đây là danh sách mười dấu hiệu chỉ ra rằng bạn là một người cầu toàn:



1. Bạn là một người có ý thức cao độ và luôn chỉ trích về những lỗi lầm. Vì thế, bạn có một con mắt vô cùng khắt khe đến những tiểu tiết.

2. Bạn luôn nhắm tới sự hoàn mỹ trong mọi thứ bạn làm, thậm chí đối với cả những công việc bạn không hề quan tâm.

3. Bạn dùng phần lớn thời gian để làm hoàn hảo một cái gì đó. Bạn thà hy sinh hạnh phúc và niềm vui cuộc sống (như là thời gian ăn, ngủ v.v…) hơn là cho phép một điều gì đó kém hơn nó có thể.

4. Bạn thiết lập một lý tưởng tuyệt đối. Kiểu như chỉ có màu đen hoặc trắng, không thể có màu xám.

5. Bạn cay nghiệt chỉ trích bản thân. Bạn sẵn sàng dằn vặt bản thân vào những sai lầm nhỏ nhất của chính mình, và dẫn đến bị khủng hoảng tinh thần.

6. Bạn nghiền ngẫm kết quả nếu nó không được như bạn hình dung trước đó. Bạn luôn tự hỏi tại sao nó lại không có kết quả khác, và liệu bạn có thể làm điều gì đó để ngăn chặn kết quả như vậy hay không.

7. Bạn phòng thủ trước những lời chỉ trích và có một nỗi sợ thất bại bởi vì chúng gợi đến sự không hoàn hảo.

8. Bạn chỉ có một mục đích cuối cùng ở trong tâm trí. Nếu bạn không đạt được cái đích đó, thì bạn không còn quan tâm đến thứ gì khác nữa.

9. Bạn có một lối tiếp cận hoặc tất cả hoặc không là gì cả. Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn đạt được tiêu chuẩn mà mình đã đặt ra, bạn sẽ hoàn toàn bỏ công việc đó, bởi vì không cần phải tốn thêm thời gian vào những thứ mà bạn không chinh phục được.

10. Bạn rất nhạy cảm trong bất cứ tình huống nào có thể khiến cho người khác nhận ra rằng bạn là người không hoàn hảo.

Nếu bạn là một người cầu toàn, bạn sẽ nhận thấy những điểm trên rất quen thuộc với bạn.

Kinh nghiệm của bản thân tôi về sự cầu toàn

Tôi đã từng là một người khá cầu toàn khi còn trẻ, bởi vì hoài bão của tôi là trở nên tốt nhất mà tôi có thể. Tất cả 10 dấu hiệu mà bạn vừa đọc ở trên thì hoàn toàn gắn chặt với tôi. Kiểu nghĩ của tôi về cuộc sống trước đây (và có lẽ bây giờ vẫn vậy) là: ‘Khi bạn tập trung khối óc và con tim vào việc gì đó, thì không điều gì là không thể trong thế giới này’. Bất cứ lúc nào tôi phát hiện ra thiếu sót hoặc sai lầm của mình dù là rất nhỏ, như là sai ngữ pháp, chính tả .v.v…, tôi sẽ rất chán nản. Tôi đã luôn chỉ trích bản thân một cách khắt khe nhất.

Khi tôi bắt đầu phát triển trang web vào tuổi thiếu niên, tôi thường thức rất khuya, ngủ chỉ 1 đến 2 giờ mỗi đêm để tinh chỉnh cho trang web của tôi trở nên hoàn hảo, từ nội dung đến hình thức và ngữ nghĩa sao cho phù hợp. Trang web của tôi trông phải hoàn hảo trên mọi trình duyệt và trên mọi độ phân giải màn hình khác nhau. Các sản phẩm tôi làm ra phải là tốt nhất theo cách mà tôi có thể tưởng tượng được. Nó là một sự quyết tâm, một tiêu chuẩn cá nhân mà tôi đặt ra cho bản thân mình.

Khi tôi còn là sinh viên đại học, tôi thường giành làm hết mọi công việc trong các dự án nhóm, bởi vì tôi muốn mọi thứ phải phù hợp với những ý tưởng mà tôi đã hình dung trước đó. Tôi tốn rất nhiều thời gian để làm hoàn hảo nhiệm vụ, từ việc quan trọng cho tới những vấn đề nhỏ nhất. Nếu đó là một bài thuyết trình, thì mọi thứ phải đồng bộ về hình thức và chủ đề, thậm chí phải phù hợp về font chữ, cỡ chữ và màu sắc. Nếu đó là một bản báo cáo thì tất cả nội dung, biểu đồ và định dạng phải được liền mạch. Công việc đó có vẻ như không có hồi kết bởi vì chúng dường như có thể luôn luôn được cải tiến tốt hơn.

Bất cứ khi nào mọi thứ không đi theo cách tôi muốn, tôi sẽ cố gắng sửa sai bằng cách tập trung nhiều nỗ lực hơn vào lần tiếp theo. Bất cứ khi nào tôi nghe thấy mọi người nói những câu đại loại như “con người thì không bao giờ là hoàn hảo cả” hay “có lỗi lầm thì đó mới là con người”, tôi sẽ nổi xung lên. Đối với tôi, đó chỉ là những lời ngụy biện để bào chữa cho những sai lầm. Triết lý của tôi lúc đó là sự hoàn hảo thì có thể đạt được, khi chúng ta dành hết tất cả sức lực và năng lượng thì chúng ta có thể đạt được điều đó. Nếu chúng ta không làm được, đơn giản là bởi vì chúng ta chưa cố gắng hết sức mà thôi.

Nhưng sau này trong cuộc sống, tôi nhận ra một điều rằng quá cầu toàn chưa hẳn đã tốt, nhiều khi lại còn có hại nữa.

Vậy điều gì dẫn tới chủ nghĩa cầu toàn?

Nói chung, có ba nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa cầu toàn. Nó có thể là kết quả của một hoặc nhiều trong các lý do sau đây:

1. Mong muốn phát triển một cách mãnh liệt
Họ mong đợi sự hoàn hảo cho chính họ. Chủ nghĩa cầu toàn của họ là kết quả của một sự khao khát vô độ và mong muốn trưởng thành để trở nên tốt nhất có thể. Tìm con đường ngắn nhất để đạt được mục đích của mình mà bỏ qua quy luật phát triển, điều này thì trái ngược với mục đích trong cuộc sống.

2. Sự kỳ vọng của gia đình và xã hội
Chủ nghĩa cầu toàn của họ nảy sinh bởi vì xã hội đặt quá nhiều kỳ vọng vào họ. Gia đình, nhà trường, huấn luyện viên, người quản lý, và những nhà lãnh đạo với nhiều áp đặt, độc tài gây ra chủ nghĩa cầu toàn bằng việc vẽ ra một tiêu chuẩn rất cao để chúng ta vươn tới, nếu gặp thất bại thì sẽ bị trừng phạt. Thất bại thì đồng nghĩa với vô tích sự. Tại các trường học và công sở có văn hóa cạnh tranh khốc liệt và chú trọng quá nhiều đến hiệu suất và thành tích là mảnh đất màu mỡ để nảy sinh ra chủ nghĩa cầu toàn.

Các phương tiện truyền thông xã hội luôn xây dựng nên những hình tượng hoàn hảo, không có bất cứ một lỗi lầm nào; mang đến cuộc sống một khuôn mẫu tưởng tượng, trong các đoạn quảng cáo, tiếp thị và hội chứng sùng bái thần tượng. Họ tạo ra một khát vọng hướng tới những lý tưởng không thực tế và “nhồi” cho c
húng ta tin rằng những lý tưởng như vậy trong thực tế là có thể đạt được.

3. Cảm giác bất an
Đối với một số người, chủ nghĩa cầu toàn có thể phát sinh do những bất an trong cuộc sống của người đó. Những người đã từng đối mặt với sự phân biệt đối xử hoặc cho ra ngoài lề từ nhỏ đã hình thành nên một cảm giác không đầy đủ hoặc trống rỗng trong con người họ. Điều này là lý do để họ mong muốn được chứng tỏ bản thân thông qua những hành động và thành tích cho chính họ hoặc cho những người xung quanh.

Còn bạn thì sao? Bạn có là một người cầu toàn hay không? Nguyên nhân nào khiến bạn trở nên như vậy?

Nguồn: Celestine Chua

Tổng hợp các video phỏng vấn Jack Ma - CEO Alibaba...

Tổng hợp các video phỏng vấn Jack Ma - CEO Alibaba... mà tôi nghĩ bạn nên xem :) 



1. Video phỏng vấn Jack Ma: Tôi đã bị trường Đại Học Harvard từ chối nhận học tới 10 lần. 




2.Bài phát biểu của Jack Ma ở Hàn Quốc: Hãy dừng phàn nàn đi mà hãy tìm kiếm các cơ hội.




3. Làm thế nào để Thành công trong cuộc sống: 



Còn tiếp....

Tại Sao Bạn Cảm Thấy Cuộc Sống Nhàm Chán?

Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống của mình nhàm chán, chán công việc, chán cuộc sống con người xung quanh, và bạn không thấy điều gì vui...giống tôi không? 
tai-sao-ban-cam-thay-cuoc-song-nham-chan

Tại sao chúng ta lại sống một cuộc sống nhàm chán?
Bạn đừng nghĩ rằng, cuộc sống êm đềm trôi qua là nhàm chán nhé, ngay tới việc cãi nhau hay rối bù trong hàng tá công việc cũng làm cho bạn mang cảm giác này. Chỉ khi chúng ta nhận ra cuộc sống của mình đang thiếu một điều gì đó thì lúc ấy chúng ta mới giải quyết được sự nhàm chán trong cuộc sống của mình.

Những nhà tâm lý học đề cập rằng ước mơ là con đường trực tiếp dẫn tới ham muốn và niềm yêu thích. Họ tin rằng đa số toàn bộ người, đặc biệt là các người mơ mộng, thường có 1 số lượng lớn những ước mơ và tâm lý dễ dàng lãng quên các chuyện không vui. Tích cực viết các ước mơ của mình, bạn sẽ với một danh sách những ước mơ, đấy là cơ hội giúp bạn chọn thấy những gì bạn thực sự mong muốn và làm cho thế nào để đạt được các mục tiêu và ý tưởng ấp ủ.

Hãy nỗ lực tìm một cái gì ấy làm cho bạn mê say. Nó sẽ giúp bạn làm mới tâm trí và đem đến nguồn năng lượng cho cuộc sống. Hơn nữa, ví như muốn lấy lại đam mê, bạn cần phá vỡ các thói quen tiêu cực, cảm xúc và cảm giác làm cho bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi mà cuộc sống mang đến.

Thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân thứ 1 làm cho cuộc sống của bạn trở nên nhàm chán. Bởi vì khi chúng ta không biết lối sống như thế nào để hòa hợp mang những người khác, mua kiếm những điều có ý nghĩa trong cuộc sống và khiến cuộc đời của mình thú vị hơn. Bạn có biết rằng thiếu những kỹ năng sống cơ bản làm cho bạn trở nên lạc lõng và cô độc trong cuộc sống? Bạn sẽ chới với như con thuyền trôi trên chiếc nước lũ tự dưng thể tìm ra mục tiêu, ý nghĩa sống của đời mình. Cho nên, ví như muốn mang được cuộc sống đầy niềm vui và năng động bạn hãy học cách tạo niềm vui cho mình từ công việc, và những mối đam mê của bạn. Đừng khi nào cũng chỉ có một đường thẳng từ nhà đến cơ quan mà hãy tạo cho mình các đường nhánh quanh đó để dạo chơi các khi bạn buồn.Chỉ như vậy, bạn mới làm cho cuộc sống của mình bớt nhàm chán hơn.

Nếu như cảm thấy cuộc sống của mình quá nhàm chán, quá mệt mỏi hày bắt đầu một sự thay đổi mới, đấy là cuộc sống của bạn, và bạn bắt buộc tự mình quyết định làm nên cuộc  mạng để thay đổi trật tự trong cuộc sống. Khi cảm thấy quá nặng nề hãy thay đổi những mối quan tâm của mình bạn nhé, có như vậy bạn mới thấy cuộc sống của mình không còn nhàm chán nữa.

Cuối cùng, chúc bạn luôn  có được những quyết định sáng suốt cho mình bạn nhé. Hãy học hỏi các kỹ năng sống để không chỉ đối phó với sự nhàm chán mà còn thay đổi cuộc sống của mình để xóa bỏ sự nhàm chán ấy. Quyết định trong tay bạn và bạn hoàn toàn làm được điều mình muốn.

3 cách giúp bạn thay đổi suy nghĩ " cuộc sống nhàm chán" của bạn: 
1. Thay đổi suy nghĩ cá nhân0
2. Thay đổi những điều đơn giản, nhỏ bé xung quanh mình
3. Thay đổi chính con người của mình

7 Lợi Ích Của Việc Ngừng Sử Dụng Đường Hóa Học

Đường Hóa Học Là Gì?

7 Lợi Ích Của Việc Ngừng Sử Dụng Đường Hóa Học

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohydrat ở dạng tinh thể. Những loại đường thường gặp có thể kể tới là đường glucoza (đường nho), fructoza (đường trái cây), saccaroza (thường gọi tắt là đường, đường kính, đường cát, đường phèn,...), maltoza (đường mạch nha), lactoza (đường sữa). Ngoài ra còn có nhóm đường đa, bao gồm những mạch polyme như tinh bột, xenluloza.

đường hóa học là gì

Nếu để ý thì chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng tại sao nhiều người gọi các loại đường nói trên là đường tự nhiên do nó được lấy từ mía, củ cải đường, trái cây, mật ong,... Đa số loại đường khiến vị giác của chúng ta có vị ngọt và do đó, người ta dùng làm gia vị nêm nếm món ăn, làm bánh mứt, kẹo, bỏ vào ly cà phê cho bớt đắng,... Bản chất tất cả các loại đường mà chúng ta hay gọi là "thiên nhiên" nói trên đều là các hợp chất hóa học.

Và bên cạnh đó, chúng ta còn có những loại chất được gọi là đường nhưng không có sẵn trong tự nhiên mà được tổng hợp ra (thường là trên quy mô công nghiệp). Đó là chất tạo ngọt, đường hóa học. Các loại đường hóa học thường gặp có thể kể tới là Saccharin, sorbitol, sucralose, steviol glycosides, xylitol, aspartame,.... 

Theo viện Mayo, mặc dù người tiêu dùng thường nhận thức rằng đường tự nhiên là an toàn hơn, nhưng các sản phẩm như nước trái cây, mật hoa, mật ong và xi rô thường phải trải qua quá trình chế biến và tinh chế. Các vitamin và khoáng chất khác trong các sản phẩm nói trên sử dụng đường "tự nhiên" hoặc chất thay thế đường về cơ bản là không có khác biệt lớn.

Điểm khác nhau cơ bản giữa đường tự nhiên và đường hóa học là cảm giác hương vị mà nó mang lại cho con người. Tuy nhiên, khác biệt này cũng không lớn, chỉ với lượng lớn thì vị giác con người mới phân biệt được sự khác nhau giữa vị ngọt của hóa chất và tự nhiên. Tuy nhiên đường hóa học có tác dụng kích thích các thụ thể vị giác tốt hơn nên với một lượng nhỏ cũng rạo nên kích thích mạnh, đó là lý do tại sao mà người ta nói đường hóa học có thể ngọt hơn đường tự nhiên từ 100 đến 700 lần.


Về mặt tác dụng tới sức khỏe thì nên nhớ bản chất của việc ăn đường tự nhiên (đường đơn, đôi, đa) một cách nôm na cơ thể sẽ bẻ gãy các phân tử đường ra bằng các phản ứng hóa học để tạo ra năng lượng cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là bộ não. Ngoài ra thì trong quá trình đó, một số sản phẩm đi kèm cũng được cung cấp cho cơ thể. Còn đường hóa học là chất tạo vị ngọt, nên phần lớn không cung cấp hoặc rất ít năng lượng cho cơ thể con người. 

Đường hóa học xuất hiện ở đâu? Tất cả mọi nơi

Đường hóa học dù muốn hay không, gần như mỗi người trên khắp thế giới đều dung nạp nó vào cơ thể do nó được cho phép dùng trong rất nhiều sản phẩm, từ nước giải khát, bánh kẹo, thức ăn nhẹ, kẹo cao su và cả cây kem đánh răng mà bạn dùng mỗi ngày vài lần. Giống như chất tạo hương vị, đường hóa học đã thông qua những quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của các tổ chức Y tế uy tín như WHO, FDA, NHS,... trước khi được đưa vào các sản phẩm nói trên. .

7 Lợi Ích Của Việc Ngừng Sử Dụng Đường Hóa Học

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho hay, người dân nước này đang sử dụng đường gấp 5 lần mức được khuyến nghị và cho rằng việc sử dụng đường quá mức là một trong những nguyên nhân gây béo phì hàng đầu ở nước này.

Còn tại Anh, chính phủ đang soạn thảo một dự thảo đánh thuế thêm 20% lên các sản phẩm được cho là chứa nhiều đường và góp phần vào việc gây béo phì, đủ cho thấy mức độ nguy hiểm của đường với sức khỏe con người.

Ở một chiều hướng ngược lại, ngừng sử dụng đường (một cách chủ động) mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

1. Giúp quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn

Có một quá trình trong cơ thể được gọi là glycation (tạm dịch: đường hóa). Đường gắn vào collagen và elastin, các protein giúp da chúng ta trở nên trẻ trung, qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các protein này.

Tuy không phải người nào có ngoại hình già nua cũng là những con nghiện đường, nhưng theo ước tính, với mỗi 180 g glucose thừa trong 1 lít máu, làn da của con người sẽ bị già đi them 5 tháng. Đó cũng là lý do mà đại bộ phận bệnh nhân tiểu đường nhìn già hơn so với người không mắc bệnh.

Theo Viện nghiên cứu bệnh Viêm da mãn tính của Hoa Kỳ, quá nhiều đường trong máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá và các vết thâm trên bề mặt da.

2. Giảm cân

Về cơ bản, sử dụng nhiều đường trong một thời gian dài khiến cho cơ thể kháng hormone insulin, tích trữ them chất béo và làm chậm quá trình trao đổi chất. Tình trạng kháng insulin kéo dài dẫn tới bệnh tiểu đường. Và một khi quá trình này đã bắt đầu, nó rất khó để có thể đảo ngược.

Ngoài ra, đường cũng ảnh hưởng tới leptin. Hormone này kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể, cũng như ra tín hiệu để gan xử lý glucose (tích lại thành chất béo hay đốt cháy để sinh năng lượng). Khi đường cản trở các tín hiệu của leptin, cơ thể sẽ vô cớ thèm ăn dù không thực sự đó, góp phần vào quá trình tăng cân không thể kiểm soát.

3. Thoát khỏi trạng thái “nô lệ” của vị ngọt

Nhạt miệng, muốn ăn đồ ngọt, đó không phải là rối loạn về mặt cảm xúc là thực tế là một dạng rối loạn chức năng sinh học do đường gây ra.

Khi ăn các thực phẩm có đường, cơ thể giải phóng serotonin và beta-endorphin, 2 chất dẫn truyền thần kinh giúp con người giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng cũng như tăng lòng tự trọng. Một cách tự nhiên, bộ não của bạn sẽ luôn thèm khát những giây phút như vậy.

Tương tự như nghiện cocaine, vòng luẩn quẩn sẽ lặp lại với liều lượng ngày một cao lên. Tuy nhiên, việc “cai nghiện” đồ ngọt không phải là quá khó. Nếu kiên định trong vòng 10 ngày liên tiếp, cảm giác muốn ăn đồ ngọt sẽ chấm dứt.

4. Bạn sẽ ngủ ngon hơn

Hạn chế ăn đường và tinh bột trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn tránh việc tăng lượng đường trong máu, “kẻ thù” của những giấc ngủ ngon.

Khi đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự tiết hormone để điều chỉnh. Quá trình này đồng thời cũng kích thích não bộ, do đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

5. Giảm nguy cơ bệnh tật

Một số bệnh như hen suyễn, dị ứng, bệnh tim và ung thư được cho là có nguồn gốc từ tình trạng viêm nhiễm mãn tính bên trong cơ thể.


Dù thực tế, cơ thể chúng ta luôn có những khu vực bị viêm nhiễm nhất định (nhưng ở trong trạng thái không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát) thì chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều tinh bột lại làm nhiễu bộ não, từ đó dẫn tới các phản ứng chống viêm không cần thiết và gây ra tình trạng viêm nhiễm mất kiểm soát. Đây là nguồn gốc của các loại bệnh kể trên.

6. Không còn những cơn mệt mỏi bất thường nữa

Bạn có bao giờ cảm thấy bỗng dưng mệt mỏi và kiệt sức vào khoảng 3 giờ chiều? Hoặc cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi sau khi đi một quãng đường dài? Nhiều người tìm tới các giải pháp như một lon tăng lực như RedBull hay li cafe sữa

Nhưng đó không phải là một giải pháp đúng đắn.

Những thực phẩm giàu đường như nước ngọt có thể giúp tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, khiến người ta cảm thấy khỏe khoắn hơn và não bộ sẽ ngừng sản sinh ra orexin, một loại pép-tít chịu trách nhiệm giữ cho con người tỉnh táo.

Trong khi đó, đường trong các loại thực phẩm này lại bị cơ thể tiêu hóa rất nhanh. Do đó, cuối cùng thì cơ thể lại rơi vào trạng thái thiếu tỉnh táo.

Quy trình này lặp lại và việc phụ thuộc vào đường như một chất kích thích sẽ không còn xa. Người ta sẽ dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi không có “kích thích”.

7. Tinh thần của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn

Lượng đường trong máu cao ngăn chặn hoạt động của các hormone tăng trưởng tác động đến các mô thần kinh não. Nếu thiếu một cách trầm trọng các hormone này, cơ thể sẽ dần rơi vào trạng thái trầm cảm, nghiêm trọng hơn là tâm thần phân liệt.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, các phản ứng không cần thiết của não sẽ dẫn tới chuỗi viêm nhiễm không thể kiểm soát và dẫn tới tình trạng không ổn định về thần kinh.

Nguồn: Internet

- Copyright © TƯ DUY TÍCH CỰC | SỐNG TÍCH CỰC | POSITIVELY POSITIVE - Sống Tích Cực